Hỏi đáp về bệnh trĩ và hướng điều trị?
HỎI:
Thưa bác sĩ. Tôi đi vệ sinh xong có cục thịt dư phải dùng tay nhét vào, nhưng không ra máu. Cả chục năm nay tôi sống chung với nó, không tăng không giảm. Như vậy tôi có phải bệnh trĩ và có nên chữa trị không? Chữa trị bằng cách nào?
TRẢ LỜI:
Chào bạn, cục thịt dư mà bạn phải dùng tay nhét vào khi đi vệ sinh có thể là hiện tượng sa búi trĩ của bệnh trĩ. Bệnh trĩ hay còn được dân gian gọi là bệnh lòi dom. Đây là tình trạng co dãn quá mức các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị sưng và phồng lên do liên tục chịu nhiều áp lực hoặc bị chèn ép nên tạo thành trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp.
Tùy theo mức độ và loại trĩ mà cách chữa trị sẽ khác nhau. Với trĩ mức độ nhẹ, bạn chỉ cần kiêng một số món ăn, bổ sung các chất xơ đúng cách (bao gồm chất xơ tan và không tan), sử dụng thêm rau diếp cá, rau mồng tơi, hoa quả...; bổ sung các thực phẩm giàu collagen nếu bị trĩ độ một, kết hợp với một số bài tập đại tiện sẽ khỏi hoàn toàn. Trường hợp trĩ to, trĩ lớn lòi ra như bạn hoặc xung quanh trĩ có da thừa rất nhiều... phần lớn phải điều trị bằng phẫu thuật để có kết quả tốt nhất.
Trong trường hợp trên, chuẩn đoán sơ bộ ban đầu bạn bị trĩ nội độ 3. Trĩ nội được chia làm 4 độ, mỗi độ sẽ có cách thức điều trị khác nhau, nếu không điều trị sớm rất dễ xảy ra các biến chứng: chảy máu khi đi tiêu, nếu kéo dài dẫn đến thiếu máu nghiêm trọng gây mệt mỏi, suy nhược, đồng thời tăng nguy cơ bị ung thư hậu môn - trực tràng...
Cách chữa trị trĩ nội độ 3 tốt nhất là phẫu thuật để phòng ngừa biến chứng, giảm tổn hại khi chuyển sang độ 4. Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật không đau, an toàn và hiệu quả, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế có uy tín để được khám tầm soát, tư vấn về tình trạng bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh trĩ khá “nhạy cảm” thường gây ảnh hưởng khá nhiều đến tâm lý và sinh hoạt, làm giảm chất lượng cuộc sống. Khi mắc những triệu chứng như trên, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất.