Phương pháp chẩn đoán nứt kẽ hậu môn
1. Khám lâm sàng
Đối với nứt kẽ hậu môn, ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi về tiền sử bệnh, khám sức khỏe và kiểm tra khu vực này. Thông thường, với tình trạng cấp tính, vết rách sẽ còn mới, ngược lại, trong trường hợp mạn tính, vết nứt sẽ sâu hơn, có thể đi kèm các khối u thịt bên trong hoặc bên ngoài.
Ngoài ra, vị trí nứt cũng cho thấy một phần nguyên nhân. Nếu vết rách ở một bên lỗ hậu môn, khả năng cao đây là dấu hiệu của một chứng rối loạn chức năng, chẳng hạn như bệnh Crohn.
2. Xét nghiệm
Để có kết quả chính xác nhất về tình trạng nứt kẽ hậu môn, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu tiến hành một số phương pháp chẩn đoán sau:
- Nội soi hậu môn: Một thiết bị hình ống sẽ được đưa vào hậu môn để giúp bác sĩ nhìn thấy rõ hơn bên trong hậu môn và trực tràng.
- Nội soi đại tràng sigma bằng ống dẻo: Bác sĩ sẽ đưa một ống dẻo vào phần dưới cùng của ruột kết để tiến hành chẩn đoán. Xét nghiệm này chỉ thực hiện cho đối tượng dưới 50 tuổi và không có nguy cơ mắc các bệnh đường ruột hoặc ung thư ruột kết.
- Nội soi đại tràng: Bác sĩ sẽ đưa một ống mềm vào trực tràng để kiểm tra toàn bộ ruột kết. Xét nghiệm này có thể được thực hiện ngay cả với những đối tượng trên 50 tuổi, có nguy cơ mắc ung thư ruột kết hoặc xuất hiện dấu hiệu của một số bệnh lý khác kèm triệu chứng đau bụng, tiêu chảy…