Làm gì để phòng tránh nứt hậu môn
Để tránh tình trạng nứt hậu môn gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, việc chủ động phòng ngừa ngay từ ban đầu là rất cần thiết. Một số giải pháp hữu ích có thể thực hiện gồm:
1. Bổ sung chất xơ
Khi bị táo bón, đại tiện sẽ gặp khó khăn do phân khô, cứng, kích thước lớn, từ đó gây nên vết nứt hậu môn. Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày (20 – 35g/ngày) là thực sự cần thiết. Một số nguồn thực phẩm giàu thành phần này gồm:
- Lúa mì, yến mạch nguyên cám.
- Ngũ cốc nguyên hạt: gạo lứt, ngô…
- Đậu Hà Lan.
- Hạt và quả hạch.
- Trái cây có múi.
2. Uống đủ nước
Uống đủ nước mỗi ngày cũng là cách để ngăn ngừa táo bón, hạn chế tối đa việc hình thành vết nứt hậu môn. Đặc biệt, lượng nước cần bổ sung nhiều hơn sau khi hoạt động thể chất hoặc vào thời tiết ấm. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại đồ uống đều tốt. Chẳng hạn như uống nhiều rượu và Caffeine sẽ làm tăng khả năng mất nước, không tốt cho sức khỏe.
3. Tập thể dục
Thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Từ đó, cơ thể sẽ hạn chế được tình trạng táo bón, tiêu chảy thường gặp, ngăn ngừa hiệu quả việc hình thành vết nứt hậu môn.
4. Xây dựng thói quen đại tiện lành mạnh
- Không nên nhịn đi đại tiện hoặc chờ quá lâu.
- Không nên ngồi trên bồn cầu quá lâu.
- Giữ vùng hậu môn luôn khô ráo, nhẹ nhàng lau sạch sau mỗi lần đại tiện.
- Sử dụng giấy vệ sinh chứa thành phần tự nhiên hoặc khăn lau mềm không có mùi thơm, chất hóa học độc hại.
- Điều trị các bệnh lý có nguy cơ dẫn đến nứt kẽ hậu môn như: tiêu chảy, táo bón… ngay khi có triệu chứng.
5. Thường xuyên thay tã (đối với trẻ sơ sinh)
Nứt hậu môn xảy ra rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng này, việc vệ sinh hậu môn và thay tã thường xuyên cho bé là rất quan trọng.
6. Sử dụng thuốc nhuận tràng
Nếu các phương pháp chăm sóc thông thường như bổ sung nước, chất xơ… không đem lại hiệu quả cao đối với chứng táo bón, người bệnh nên dùng thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ. Một số tác dụng quan trọng có thể kể đến gồm:
- Tăng lượng nước trong ruột.
- Bôi trơn phân để hỗ trợ thải ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn.
- Giữ nước trong ruột kết.
- Kích thích các cơ trong ruột để tăng tốc độ đi đại tiện.
-
Phân biệt nứt kẽ hậu môn và trĩ -
Điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn -
Biến chứng nứt kẽ hậu môn -
Nguyên nhân gây nứt hậu môn là gì? -
CẢNH BÁO 5 BIẾN CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA NGUY HIỂM THƯỜNG GẶP NHẤT -
Điều trị đau thần kinh tọa -
Triệu chứng đau dây thần kinh tọa -
Nguyên nhân đau thần kinh tọa -
ĐAU THẦN KINH TỌA LÀ GÌ?